Những điều dễ lầm tưởng nhất giữa Branding và Marketing — ECH Creative Agency

Những điều dễ lầm tưởng nhất giữa Branding và Marketing

Những điều dễ lầm tưởng nhất giữa Branding và Marketing

Những điều dễ lầm tưởng nhất giữa Branding và Marketing 2500 1666 ECH Creative Agency

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên bề mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Marketing là một dạng thức giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng với mục tiêu bán được sản phẩm và dịch vục cho họ. Giúp khách hàng hiểu và cảm nhận được giá trị của các sản phẩm, dịch vụ là một phương diện chìa khóa của Marketing.

“Branding là chiến lược. Marketing là chiến thuật”

Marketing có thể đóng góp vào một thương hiệu, nhưng thương hiệu lớn hơn nhiều lần so với bất cứ nỗ lực Marketing đặc biệt nào. Thương hiệu là những gì vẫn còn ở lại sau khi Marketing đi qua. Nó gắn chặt vào tâm trí bạn với sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức, dù bạn có hành vi mua hoặc không trong một thời điểm cụ thể.

Thương hiệu là giá trị cuối cùng quyết định xem bạn có phải là một khách hàng trung thành hay không. Marketing có thể thuyết phục bạn mua một sản phẩm của Toyota, và có thể đó là chiếc xe hơi ngoại đầu tiên bạn được sở hữu, nhưng thương hiệu mới là yếu tố quyết định việc bạn có chỉ mua các dòng sản phẩm khác của Toyotas đến cuối đời hay không.

1. Marketing

Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Trong khi đó, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ cho rằng “Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch xúc tiến nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân hoặc tổ chức nhất định”.

Như vậy, có thể hiểu Marketing là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu và thỏa mãn người tiêu dùng, biến những nhu cầu đó trở thành cơ hội thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing bắt nguồn từ việc nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và cung cấp hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu đó. 

Hoạt động của Marketing giống như việc khách hàng của bạn đang đói, bạn liền nướng một chiếc bánh và tự mình nói với họ rằng “Tôi đã tạo ra một chiếc bánh rất ngon và có thể khiến bạn no bụng”. Chiếc bánh của bạn chính là sản phẩm vừa thỏa mãn được nhu cầu ăn no của khách hàng, vừa giúp bạn có được lợi nhuận từ việc kêu gọi người khác mua nó.

Bạn có thể hiểu hơn bản chất của Marketing bằng việc nhìn vào hoạt động của Samsung khi không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm Galaxy S của mình để cho ra đời các dòng smartphone hiện đại từ S1 tới S8. Những chiếc smartphone này không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi thông thường mà còn thỏa mãn rất nhiều những mong muốn và sở thích của người dùng như thiết kế đẳng cấp, cấu hình khủng, chụp ảnh đẹp, chống nước… Smartphone đời sau có nhiều tính năng vượt trội và làm hài lòng khách hàng hơn đời trước chính là bằng chứng cho thấy hoạt động Marketing của Samsung đã diễn ra rất hiệu quả.

2. Branding

Branding hay xây dựng thương hiệu chính là việc khởi dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp bạn, giúp họ nhận diện và phân biệt sản phẩm của bạn với vô số những sản phẩm khác trên thị trường. Việc có được thương hiệu sẽ giúp bạn định vị chính mình trong tâm trí khách hàng và trở nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác.

Không giống với 3 khái niệm đã nêu trên, Branding là quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp khiến khách hàng phải tự mình thốt lên những cảm nhận của họ về tên tuổi và sản phẩm của bạn.

Với ví dụ chiếc bánh, Branding thành công chính là việc chỉ cần nhìn vào bạn hay chiếc bánh mà bạn tạo ra, tất cả mọi người đều phải nghĩ trong đầu rằng “Đó là một người làm bánh tài giỏi” hoặc “Bánh của người đó làm ra chắc chắn tuyệt hảo”, và khi có nhu cầu mua bánh, họ chắc chắn muốn tìm tới bạn.

Khi muốn mua điều hòa, bạn nghĩ ngay tới Daikin, LG; khi muốn uống cà phê, bạn nghĩ tới Trung Nguyên, Highlands; khi nhìn thấy một người phụ nữ sử dụng túi xách của Louis Vuitton hay Chanel, bạn trầm trồ rằng họ thực sự đẳng cấp… Đó là một vài trong số rất nhiều ví dụ cho thấy hoạt động Branding thành công của các doanh nghiệp.

“Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng
Thương hiệu là trường tồn”