Đối với sự phát triển bền vững của một thương hiệu, điều cần thiết là phải duy trì sự nhất quán và phù hợp về giá trị, chất lượng và sự tin tưởng mà một thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng. Brand Development (phát triển thương hiệu) có thể đảm bảo được điều này.
Brand Development là gì?
Brand Development là một quá trình chiến lược nhằm tạo ra sự khác biệt về mặt hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Quá trình Brand Development bao gồm việc gắn thương hiệu với các mục tiêu kinh doanh, truyền đạt thông điệp thương hiệu của bạn đến thị trường mục tiêu, cập nhật hoặc củng cố thương hiệu của bạn để luôn hiện đại, hữu ích và phát triển trên thị trường.
Tầm quan trọng của Brand Development đối với thương hiệu
Thương hiệu là một trong những thuật ngữ chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Không cần phải nghi ngờ gì nữa khi thương hiệu chính là bản sắc của một doanh nghiệp. Khách hàng luôn xem thương hiệu như một điểm tin cậy, là niềm tin và sự tồn tại bền vững mà một thương hiệu có được trên thị trường.
Thương hiệu cần phải nắm bắt và thấu hiểu tâm trí của khách hàng, và Brand Development chính là một trong các quá trình quan trọng để làm được điều đó.
Brand Development bao gồm các chiến lược về thương hiệu, quản lý thương hiệu, nhận diện thương hiệu và thiết kế đồ hoạ cho thương hiệu. Chiến lược về thương hiệu (brand strategy) nói về những cách thức mà một thương hiệu nên tuân theo khi gia nhập thị trường, quản lý thương hiệu (brand management) đề cập đến việc quản lý tất cả các khoản đầu tư của một doanh nghiệp vào thương hiệu của mình. Nhận diện thương hiệu (brand identity) được sử dụng để truyền tải tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp thông qua thương hiệu. Thiết kế đồ hoạ cho thương hiệu (graphic design) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh thông qua logo, phối màu nhận diện và thiết kế đồ hoạ.
Brand Development là một quá trình cần được thực hiện liên tục, không thể làm trong một sớm một chiều. Doanh nghiệp cần phải dành đủ thời gian và nguồn lực phát triển để thành lập kế hoạch với nhiều yếu tố, mục đích khác nhau.
Một chiến lược Brand Development rõ ràng và chi tiết sẽ có cơ hội thành công tối đa. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần rất nhiều nỗ lực ở mọi cấp độ từ hậu cần đến chiến lược. Vì thương hiệu chính là bản sắc của doanh nghiệp, bạn phải cố gắng hết sức để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường và nhất là ghi dấu ấn trong tâm trí của khách hàng.
Sự khác biệt giữa Branding và Marketing
Khái niệm Marketing và Branding đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp đã và đang làm kinh doanh. Khách hàng của chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ số, vì thế Marketing và Branding là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt để hiểu được khách hàng. Dẫu vậy, Marketing và Branding vẫn là 2 khái niệm độc lập và khác nhau về mặt bản chất công việc.
Marketing là phương pháp tiếp thị kết hợp giữa tương tác trực tuyến (online, digital) và ngoại tuyến (offline, traditional) giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, pha trộn giữa phong cách và giá trị thực tế trong quá trình xây dựng thương hiệu và quan trọng nhất là sự bổ trợ lẫn nhau giữa kết nối máy – máy và tiếp xúc trực tiếp người – người nhằm tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.
Branding là hạt nhân kết nối, luôn tập trung vào tương tác giữa mỗi cá nhân. Branding là cách doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng website, mạng xã hội, ứng dụng, video, hình ảnh, ngôn ngữ, logo, Branding Messaging, SEO, Email Marketing, Content Marketing, Influencer Marketing, Quảng cáo trực tuyến …
Branding không chỉ nằm ở việc bạn bán sản phẩm mà còn là xây dựng một mối quan hệ lâu dài, trung thành với khách hàng để khiến họ không chỉ mua sản phẩm của bạn mà còn tin dùng chúng và trở thành khách hàng trung thành. Điểm mấu chốt ở đây: Giữ cho mọi thứ được xác thực, chân thật và luôn đổi mới.
Rất nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa hai khái niệm Marketing và Branding, tuy nhiên hai khái niệm này vẫn khác nhau về mặt định nghĩa và tính chất công việc từ những thời đại trước. Trong khi Branding tập trung vào việc cung cấp giá trị, tạo sự trung thành để giữ chân khách hàng và nhận diện thương hiệu giúp khách hàng hiểu bạn là ai, thì Marketing lại đi tìm kiếm những khách hàng mới, quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng và tạo ra doanh thu, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Nói tóm lại, các chiến lược Marketing chỉ tồn tại nhất thời, Branding sẽ là mãi mãi.
Công việc và kỹ năng khi làm Brand Development
Brand Development là quá trình đầu tiên để xây dựng thương hiệu và là tiền đề cho các hoạt động marketing trong tương lai được thuận lợi, quyết định đến 50% thành công của marketing. Brand Development chỉ thành công khi đội ngũ doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu khác biệt, độc đáo, uy tín và được nhiều người biết đến.
Vì vậy, nhân sự của brand team cần có lối tư duy logic, khối óc linh hoạt để đưa ra những quyết định kịp thời. Ngoài ra, họ phải là người có khả năng đa nhiệm vì tính chất khối lượng công việc, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Không chỉ sáng tạo, nhân sự brand team còn cần phải đảm bảo các chỉ số như doanh số hằng năm, mức tăng trưởng bình quân, thị phần, các bước định vị và tầm nhìn thương hiệu, … Chỉ với loạt công việc được liệt kê có thể thấy rằng brand team chịu áp lực công việc khá cao. Đó không phải là một con đường dễ dàng, nhưng nếu vượt qua được những chông gai thì phần thưởng sẽ xứng đáng đối với các bạn có quyết tâm, nhiệt huyết không ngừng học hỏi.
Brand Development đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình xây dựng thương hiệu,, quyết định sự thành công kể cả khi quy mô công ty lớn hay nhỏ. Đây sẽ là cả một quá trình dài và cần được chú trọng đầu tư. Vị trí của các bạn nhân viên trong team Brand Development rất quan trọng vì họ là những người hiểu rất rõ doanh nghiệp, cần phải nghiên cứu và lên kế hoạch chiến lược phù hợp cho tầm nhìn, sứ mệnh và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp.
Biên tập: Dương Thuỷ.