Cho đến nay, bạn đã biết được thương hiệu là những gì khách hàng cảm nhận về sản phẩm, nhận diện thương hiệu là những thiết kế giúp đồng bộ thương hiệu trong mắt khách hàng. Và bạn cũng biết thương hiệu là vô hình, còn nhận diện thương hiệu là hữu hình.
Nhưng bạn cũng nên biết rằng, một công ty có thể không cần bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh nhưng cần xây dựng thương hiệu nếu muốn tồn tại. Đó là một quá trình dài và nghiêm túc giúp tạo ra một cái tên và một hình ảnh duy nhất cho sản phẩm, công ty hay dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng.
Thương hiệu và nhận diện thương hiệu, hai thành phần này kết hợp với nhau tạo nên quá trình gọi là xây dựng thương hiệu (branding). Trong Branding, chúng ta có thể nắm bắt nhanh hai khái niệm cơ bản trong Branding bao gồm Brand visual identity system và Brand strategic.
1. Branding visual identity system (Hệ thống xây dựng bộ nhận diện thương hiệu)
Brand system design (Hệ thống thương hiệu) – là công đoạn đặc biệt quan trọng để có logo chuẩn kèm hướng dẫn sử dụng (kích thước, màu sắc, tỉ lệ khi thu phóng). Màu chính của thương hiệu (kèm màu phụ bổ xung). Font chữ thương hiệu.
Brand identity design (Nhận diện thương hiệu truyền thông) – là cách đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng bằng các sản phẩm truyền thông như sản phẩm bao bì, danh thiếp, poster, bảng hiệu, menu, website,…
Brand guidelines (Bộ hướng dẫn vận hành thương hiệu) – một cách hệ thống hiệu quả cho các thương hiệu, giúp đội ngũ doanh nghiệp nắm bắt rõ từng khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhất.
2. Branding strategic (Chiến lược xây dựng thương hiệu)
Brand positioning (Định vị thương hiệu) – là cách đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng và có vị trị vững chắc so với đối thủ cạnh tranh.
Brand promise (lời hứa thương hiệu) – là những gì doanh nghiệp hứa hẹn lợi ích với khách hàng khi họ chọn sản phẩm – dịch vụ của công ty. Ví dụ Volvo là “an toàn”, Apple là “hiện đại, đơn giản”…
Brand essence (bản chất thương hiệu) – đó là phần hồn, phần giá trị cốt lõi tạo nên một thương hiệu.
Brand associations (liên tưởng thương hiệu) – là yếu tố tích cực khi mọi người liên tưởng đến sản phẩm của bạn. Ví dụ: nhắc đến điện thoại sẽ là: Iphone, Samsung hay nước có ga sẽ là Coca-Cola và Pepsi…
Brand personality (tính cách thương hiệu) – là từ miêu tả tính cách của mỗi thương hiệu. Ví dụ như thân thiện, sáng tạo, cá tính…
Brand archetype (hình mẫu thương hiệu) – đó là mẫu người mà thương hiệu muốn hướng tới (mẫu người thông thái, anh hùng hay bạn bè…
Brand voice (giọng nói thương hiệu) – Thương hiệu của bạn “nói” như nào Bạn sử dụng ngôn ngữ của thiếu niên hay một người trưởng thành nghiêm túc
Brand values (giá trị thương hiệu) – Đó là giá trị tổng của thương hiệu, được tạo thành từ hai yếu tố là tài sản hữu hình (Brand Assets) và tài sản vô hình (brand equity).
Tạo dựng thương hiệu mạnh không phải ngẫu nhiên mà có, mà là kết quả của một chiến lược dài hạn, thấu hiểu khách hàng, tuân thủ nguyên tắc và đường lối rõ ràng.
Hãy suy nghĩ về những gì bạn có, điều gì khiến bạn khác biệt so với đối thủ và sử dụng nhận diện thương hiệu phù hợp với giá trị cốt lõi. Sứ mệnh và tầm nhìn của bạn được khách hàng thấu hiểu. Để thành công, người thiết kế và xây dựng thương hiệu cần có tầm nhìn và cái đầu chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Branding là quá trình đưa hình ảnh của sản phẩm – dịch vụ vào tâm trí khách hàng, nên mất khá nhiều thời gian.
“Xây dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng di sản”