Design Thinking là gì? Phân tích 05 bước xây dựng tư duy thiết kế — ECH Creative Agency

Design Thinking là gì? Phân tích 05 bước xây dựng tư duy thiết kế

Design Thinking là gì? Phân tích 05 bước xây dựng tư duy thiết kế

Design Thinking là gì? Phân tích 05 bước xây dựng tư duy thiết kế 1125 750 ECH Creative Agency

Trong một thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp buộc phải tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách vượt trội. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng vào quá trình nghiên cứu thị trường và thử nghiệm trước khi chính thức đưa sản phẩm ra thị trường. Đây chính là các bước trong quy trình Design Thinking. 

Vậy thế nào là Design Thinking? Liệu đây có phải là cách giúp doanh nghiệp xây dựng tư duy thiết kế hiệu quả hơn không? Hãy cùng ECH tìm hiểu nhé.

Khái niệm Design Thinking

Đây là một phương pháp hướng đến việc giải quyết vấn đề dựa trên tư duy về hình ảnh. Design Thinking hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám định trước khi xây dựng và triển khai kế hoạch sản phẩm.

Việc có được tư duy thiết kế đúng đắn là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp để họ không bị tụt lại trên thị trường khi sản phẩm mà họ bán ra không đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở thời điểm đó. Tuy nhiên Design Thinking lại chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Design Thinking hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám định trước khi xây dựng và triển khai kế hoạch sản phẩm

05 bước thực hiện Design Thinking

Design Thinking là một quy trình xây dựng tư duy thiết kế gồm có 05 bước: Empathy (Đồng cảm), Define (Xác định vấn đề), Ideate (Lên ý tưởng), Prototype (Xây dựng các mẫu) và Test (Thử nghiệm).

Empathy (Đồng cảm)

Khi sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì rất nhanh thôi, họ sẽ bị “đào thải” khỏi thị trường hàng hóa. Khi đó, các doanh nghiệp cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm để tìm ra suy nghĩ, cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm. Tiếp đến, họ cũng cần khảo sát, phỏng vấn để biết được những đánh giá của khách hàng, họ hài lòng và không hài lòng về điều gì. 

Có thể nói, Empathy (Đồng cảm) là một bước rất quan trọng để giúp bạn gạt bỏ những suy nghĩ chủ quan và bắt đầu đứng về phía khách hàng để biết được mong muốn và kỳ vọng của họ.

Doanh nghiệp cần phải tìm ra suy nghĩ, cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm
Define (Xác định vấn đề)

Những thông tin về cảm nhận của khách hàng thu thập được ở bước Empathy (Đồng cảm) kết hợp với những quan sát của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để giúp doanh nghiệp tìm ra mấu chốt vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh cho sản phẩm của họ.

Tất cả những phân tích này nên được trình bày bằng hệ thống sơ đồ để có thể hình dung một cách dễ dàng hơn.

Thông tin về cảm nhận của khách hàng kết hợp với quan sát của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra mấu chốt vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh
Ideate (Lên ý tưởng)

Đây là giai đoạn để doanh nghiệp lên ý tưởng cho giải pháp. Họ có thể thỏa sức sáng tạo mà không giới hạn về số lượng ý tưởng được đưa ra. Các ý tưởng cần đảm bảo tính mới mẻ và phù hợp với vấn đề được đưa ra ở bước Define (Xác định vấn đề).

Sau khi tổng hợp danh sách các ý tưởng, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá để lọc ra những ý tưởng tối ưu nhất.

Các ý tưởng cần đảm bảo tính mới mẻ và phù hợp với vấn đề đã được đưa ra
Prototype (Xây dựng các mẫu)

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt những mẫu thử nghiệm từ các ý tưởng đề xuất để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp với thị trường.

Từ đây, doanh nghiệp có thể nhìn ra hạn chế của các mẫu thử nghiệm và tiếp tục đề xuất những ý tưởng cải tiến để giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hoàn chỉnh hơn nữa.

Doanh nghiệp cho ra mắt những mẫu thử nghiệm từ các ý tưởng đề xuất để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp với thị trường
Test (Thử nghiệm)

Test (Thử nghiệm) là một trong những bước quan trọng nhất của Design Thinking và có thể được lặp lại nhiều lần.

Doanh nghiệp cần liên tục thử nghiệm sản phẩm dựa trên những ý tưởng đề xuất của bước Prototype (Xây dựng các mẫu) và ghi nhận những phản hồi từ người dùng. Kết quả là doanh nghiệp sẽ có một nền tảng thông tin vững chắc để chính thức sản xuất sản phẩm và tung ra thị trường.

Doanh nghiệp cần liên tục thử nghiệm sản phẩm và ghi nhận những phản hồi từ người dùng

Kết luận

Design Thinking sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng tư duy thiết kế hiệu quả hơn, dẫn đến sự thành công trong kinh doanh sản phẩm. Trong bài viết này ECH đã cung cấp cho bạn những thông tin về khái niệm Design Thinking và 05 bước xây dựng tư duy thiết kế. Hy vọng các kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn trong việc lên kế hoạch cho sản phẩm của mình một cách tối ưu nhất.