Từ thuở xa xưa, cặp đôi Giấy và Mực đã có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng giúp con người sao chép và lưu trữ các loại văn bản và hình ảnh nhằm mục đích truyền đạt thông điệp, kiến thức giữa con người – con người, và lưu giữ nền tri thức cho nhân loại chúng ta.
Với sứ mệnh cao cả đó, Giấy và Mực đã trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta cho đến hiện nay, nhờ tính ứng dụng cao của Giấy và Mực trong hầu hết các sản phẩm truyền thông, báo chí, kể cả trong Branding (xây dựng thương hiệu) như in ấn danh thiếp, bì thư, tiêu đề thư, sổ ghi chép, bao bì và nhãn mác sản phẩm,… Bên cạnh đó, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thế kỷ 21, các chất liệu giấy và công nghệ in mới với nhiều tính năng công nghệ ưu việt lần lượt ra đời nhằm thay thế cho những phương pháp truyền thống, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn.
Ngược lại, với nhiều kỹ thuật in cũ và mới như vậy, làm thế nào để chúng ta phân biệt được đâu là kỹ thuật in phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, hãy tham khảo qua bài viết của chúng tôi ở bên dưới nhé.
Offset Printing
Offset Printing, hay còn được gọi là in thạch bản offset, là một phương pháp in hàng loạt chủ yếu trên chất liệu giấy, trong đó hình ảnh trên tấm kim loại được chuyển (offset) sang chăn hoặc trục lăn cao su và sau đó đến chất liệu in.
Ưu điểm chính của in offset là chất lượng hình ảnh cao và nhất quán. Quy trình này có thể được sử dụng cho các sản phẩm in ấn có khối lượng vừa hoặc lớn. In offset là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn cho các ấn phẩm có số lượng lớn mà nội dung thay đổi thường xuyên, chẳng hạn như sách, báo, tạp chí, bao bì, business card, tờ rơi.
Digital Printing
In kỹ thuật số (digital printing) là quá trình in hình ảnh dựa trên tính toán kỹ thuật số thông qua phần mềm máy tính. Các tệp kỹ thuật số như PDF hoặc tệp xuất bản trên máy tính có thể được gửi trực tiếp đến máy in kỹ thuật số để in ra trên giấy, giấy ảnh, canvas, vải, chất liệu tổng hợp, bìa cứng và các chất nền khác.
Không giống như in offset, kỹ thuật này tương đối linh hoạt và dễ tiếp cạn. Ưu điểm của Digital Printing là in ấn nhanh, số lượng ít và cho ra màu sắc tươi mới, nhược điểm là khá tốn kém khi chúng ta sản xuất số lượng lớn.
Typo Printing
Đây là kỹ thuật in có từ thời xa xưa khi những máy móc in ấn hiện đại chưa ra đời, con người chủ yếu sử dụng công nghệ khắc chữ có trong điêu khắc để làm khuôn mẫu và từ đó ép chúng lên giấy. Chất liệu làm khuôn chủ yếu là gỗ.
Hiện nay Typo Printing vẫn còn được sử dụng trong những loại hình in truyền thống tại Việt Nam và trên thế giới. Ưu điểm của nó là hoàn toàn thủ công nên mang trong mình nét độc đáo riêng của những người nghệ nhân, nhược điểm của loại hình in này là số lượng in rất hạn chế.
Gravure Printing
Hay còn được gọi là rotogravure, viết tắt là “roto”, phương pháp này là một hình thức in chìm thay vì in nổi giống các kỹ thuật in khác. Quá trình này tạo ra một hình ảnh bằng cách khắc âm bản của phần hình ảnh được in lên một ống trụ bằng đồng, sau đó được phủ một lớp mực và hình ảnh được truyền sang chất nền bằng cách sử dụng áp lực.
Mặc dù quy trình này đã có từ cuối thế kỷ 19 nhưng vẫn là một phương pháp phổ biến cho các sản phẩm in ấn thương mại số lượng lớn hiện nay, bao gồm tạp chí, danh mục, bao bì, bưu thiếp, giấy dán tường. Ưu điểm của nó là sản xuất được khối lượng lớn trong thời gian dài, nên làm giảm chi phí sản xuất. Nhược điểm là không sắc nét như những kỹ thuật in hiện đại khác.
Flexo Printing
Một cách gọi khác là Flexographic Printing, viết tắt là “Flexi” nghĩa là linh hoạt, thực chất đây không phải là công nghệ in quá mới mẻ, Flexo được sử dụng nhiều nhất trong ngành in decal, nhãn dán ngày nay, mang đến sự kết hợp tối ưu về chất lượng, năng suất và tính linh hoạt.
Ưu điểm của Flexo là tốc độ in cao trong thời gian dài, in được trên nhiều vật liệu, thời gian triển khai ngắn nên có thể giảm giá thành sản xuất. Nhược điểm của Flexo là chi phí để sản xuất 1 tấm in tương đối cao.
AB Printing
Cũng tương tự như Typo Printing, AB Printing cũng ra đời từ khá lâu và được ví như quy trình in ấn truyền thống. Quy trình này đòi hỏi chúng ta tạo ra một bộ kẽm (khuôn in bằng kẽm được tạo hình bằng máy CNC) cho từng mặt in được đánh dấu là mặt A và mặt B.
Kỹ thuật in AB thông thường có giá thành cao hơn so với các quy trình và kỹ thuật in tự động khác, ưu điểm của nó là tiết kiệm được chi phí khi in hàng loạt.
Screen Printing
Hay còn được gọi với tên đầy đủ là Silkscreen Printing – in lụa. Sở dĩ có tên như vậy là vì kỹ thuật này đơn giản là vì có khuôn in làm bằng tơ lụa thay vì kẽm hoặc gỗ, sau đó sử dụng mực in đặc biệt để thấm qua lưới để thấm lên bề mặt.
Nhược điểm của in lụa là mỗi lần in chỉ được một màu, vì vậy có thể sử dụng nhiều lần in để tạo ra hình ảnh hoặc thiết kế nhiều màu, và mỗi lớp màu như vậy cần thời gian khô trước khi có thể áp dụng màu tiếp theo nên tốn nhiều thời gian. Ưu điểm của in lụa là độ mờ và độ bền màu tốt.
Proof Printing
Đây không phải là một kỹ thuật in mà là một công đoạn trước khi đưa vào in hàng loạt trong in Offset. Để cho dễ hiểu, bạn hãy so sánh với kỹ thuật in Offset Printing và Digital Printing, thông thường Digital Printing sẽ không yêu cầu một mẫu thử để test màu và thiết kế, nhưng in offset đòi hỏi số lượng in lớn trước khi bấm máy. Chính vì vậy, một bản in “proof” – in thử sẽ là sự lựa chọn để tối ưu quy trình.
UV Printing
Trên thực tế kỹ thuật in UV chủ yếu liên quan đến UV ink – một loại mực in mới và được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới. Mực in UV thường có đặc tính phản chiếu với ánh sáng để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt.
Hiện nay, các công nghệ in UV mới dần được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Độ bền và chất lượng hình ảnh cao là những ưu điểm vượt trội được đánh giá cao mà công nghệ in UV mang lại. Tuy nhiên, chi phí cao vẫn là yếu tố đáng quan tâm khi ứng dụng công nghệ này.
Foil Printing
Cũng giống với UV Printing, Foil Printing (in phôi) là quá trình thêm màu kim loại sáng bóng như một loại hiệu ứng đặc biệt vào các sản phẩm in ấn như danh thiếp, tập sách, tờ rơi hoặc thẻ sản phẩm.
Các loại lá phôi thay cho mực in được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đặc biệt hiện nay khá phổ biến. Điểm thu hút chính của Foil Printing là hiệu ứng thẩm mỹ mà nó mang lại.