Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là việc dựa vào những giá trị độc đáo và vượt trội mà thương hiệu có thể cung cấp cho khách hàng để tạo nên ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Mục đích của định vị là để tạo dựng ấn tượng tốt đẹp và nâng cao vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nhưng làm cách nào để có thể xây dựng được một định vị tốt vẫn còn là trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp.
Thấu hiểu khó khăn đó, ECH sẽ bật mí 09 cách định vị thương hiệu trong bài viết dưới đây. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo và lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với mình để đạt được hiệu quả mong muốn.
1. Dựa trên chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm nói cách khác chính là mức độ hiệu quả của giải pháp doanh nghiệp cung cấp để giúp khách hàng giải quyết vấn đề của mình. Do đó đây là yếu tố mà khách hàng quan tâm nhất, và vì vậy nếu định vị thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm cũng sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm với khách hàng.
2. Dựa trên tính năng sản phẩm
Tính năng sản phẩm là một trong những yếu tố thường được sử dụng để định vị thương hiệu. Lý do là bởi nó sẽ giúp đỡ và định hướng khách hàng trong những lần đầu trải nghiệm sản phẩm, từ đó chiếm được sự tin tưởng của họ. Tuy nhiên nếu đối thủ cạnh tranh cũng có sản phẩm tương tự thì định vị này sẽ dễ mất tác dụng.
3. Dựa trên công dụng sản phẩm
Định vị thương hiệu dựa trên công dụng cũng là một hướng đi an toàn. Bằng việc thể hiện các lợi ích mà thương hiệu sẽ mang lại, thương hiệu có thể tạo ấn tượng tốt và xây dựng lòng tin ở khách hàng.
4. Dựa trên mối quan hệ với khách hàng
Một mối quan hệ bền chặt với khách hàng sẽ giúp việc định vị cho thương hiệu càng vững vàng và chắc chắn. Thương hiệu tạo dựng được mối quan hệ tốt sẽ có lợi thế hơn trong việc được khách hàng đón nhận.
5. Dựa trên đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Có thể thấy định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh trực tiếp là một phương pháp đang được nhiều thương hiệu sử dụng hiện nay. Các thương hiệu sẽ so sánh chính mình với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chỉ ra điểm vượt trội của mình so với họ.
6. Dựa trên cảm xúc của khách hàng
Đây là cách định vị để khơi gợi cảm xúc của khách hàng xuất phát từ nhu cầu, mong muốn, tình cảm hay sở thích,… Nhiều thương hiệu đã áp dụng phương pháp này để dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm và thương hiệu của họ.
7. Dựa trên giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu được định nghĩa là những gì khách hàng mong muốn nhận được so với chi phí họ đã bỏ ra. Đây được đánh giá là hướng đi có hiệu quả cao bởi chúng đánh mạnh vào tâm lý của khách hàng. Qua đó, định vị này có thể mang lại sức mạnh có tính bền vững cho thương hiệu.
8. Dựa trên mong muốn của khách hàng
Một sản phẩm gợi lên được những mong muốn của khách hàng thường sẽ tạo động lực mua mạnh mẽ cho họ. Cách thức định vị này sẽ xây dựng niềm tin cho khách hàng rằng thương hiệu có khả năng mang lại cho họ điều họ muốn.
9. Dựa trên giải pháp cung cấp cho khách hàng
Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu để xác định được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và cho họ thấy cách thương hiệu giúp họ giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp cần đóng vai trò là người hỗ trợ và cung cấp các giải pháp cụ thể. Nhờ đó, khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực với thương hiệu.
Kết luận
Từ 09 chiến lược định vị thương hiệu kể trên, doanh nghiệp có thể tham khảo và lựa chọn hướng đi phù hợp dựa vào ngành nghề, quy mô, vị trí trên thị trường và cả tham vọng của mình. Một lưu ý khác đó là doanh nghiệp không nhất thiết chỉ được sử dụng một phương pháp định vị cho thương hiệu mãi mãi. Tùy thuộc vào sự thay đổi của chiến lược thương hiệu ở từng giai đoạn, định vị thương hiệu cũng sẽ theo đó biến chuyển để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.