Bàn về thiết kế đồ họa: Lịch sử phát triển và cách ứng dụng hiệu quả vào kinh doanh — ECH Creative Agency

Bàn về thiết kế đồ họa: Lịch sử phát triển và cách ứng dụng hiệu quả vào kinh doanh

Bàn về thiết kế đồ họa: Lịch sử phát triển và cách ứng dụng hiệu quả vào kinh doanh

Bàn về thiết kế đồ họa: Lịch sử phát triển và cách ứng dụng hiệu quả vào kinh doanh 1880 1253 ECH Creative Agency

Thiết kế đồ họa ra đời dẫn đến những bước chuyển biến đáng kể đối với cục diện ngành mỹ thuật ứng dụng nói chung và kinh doanh nói riêng. Trong thời đại mới, nếu một doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề thiết kế thì hình ảnh thương hiệu của họ nhất định sẽ bị bỏ lại phía sau trên đường đua kinh doanh vô cùng khốc liệt. Vậy thiết kế đồ họa đã ra đời và phát triển như thế nào? Làm sao để ứng dụng được thiết kế vào trong kinh doanh một cách thông minh và hiệu quả nhất đã luôn là mối bận tâm hàng đầu của những người làm thương hiệu ngày nay

Thiết kế đồ họa đã phát triển qua những giai đoạn nào?

Lĩnh vực thiết kế đồ họa đã có một bề dày lịch sử phát triển vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số các cột mốc sự kiện và phong trào đã tạo nên ảnh hưởng đáng kể đối với ngành thiết kế đồ họa.

Cuộc cải tiến trong ngành in ấn và truyền thông thị giác (15000 trước Công Nguyên đến 1460)

Mở đầu cho giai đoạn này chính là thời điểm những hình vẽ được lần đầu tìm thấy ở hang Lascaux thuộc miền Nam nước Pháp giai đoạn 15000 – 10000 trước công nguyên.

Dấu ấn đầu tiên của hình vẽ và biểu tượng trên vách hang Lascaux thuộc miền Nam nước Pháp giai đoạn 15000 – 10000 trước công nguyên (Nguồn ảnh: Glazer Children’s Museum)

Tiếp theo sau đó, trải qua hàng ngàn năm, chữ cái và giấy lần lược ra đời. Ngành in ấn “thô sơ” cũng dần dần phát triển với sự xuất hiện của nhà máy giấy và hệ thống in ấn dành cho sách vở. Năm 1460, hình minh họa được chèn vào sách in ấn lần đầu bởi Albrecht Pfister – mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành thiết kế minh họa.

Khuôn chữ phục vụ cho việc in ấn (Nguồn ảnh: Beelancer Việt Nam)

Những thay đổi có tính cách mạng của phông chữ (1470 – 1722)

Trong giai đoạn này, lĩnh vực phông chữ có sự phát triển vượt bậc. Công ty phát hành phông chữ Claude Garamond lần đầu ra đời, và đỉnh điểm là sự phát minh ra phông Caslon Old Style mà sau này được sử dụng trong tuyên ngôn độc lập. 

Phông chữ Caslon Old Style (Nguồn ảnh: Vogue)

Cuộc cách mạng của ngành công nghiệp (1760 – 1816)

Ngành công nghiệp trải qua cuộc cách mạng và trở thành tiền đề cho lĩnh vực thiết kế đồ họa. Đặc biệt, trong năm 1796, Aloys Senefelder đã tạo ra lithography – phương pháp in thạch bản. Có thể nói đây là phương pháp in ấn đầu tiên sử dụng trên bề mặt trơn láng và trở thành nền tảng cho in ấn offset hiện đại.

Phương pháp in thạch bản trở thành tiền đề cho in ấn offset hiện đại (Nguồn ảnh: Library Company of Philadelphia)

Giai đoạn hưng thịnh của thiết kế (1861 – 1890)

Williams Morris – một biểu tượng trong phong trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ ở nước Anh, thành lập cơ sở trang trí nghệ thuật của riêng mình vào năm 1861. Không lâu sau đó, trong năm 1869, N.W. Ayer & Son – agency quảng cáo đầu tiên đi vào hoạt động và tiên phong trong việc áp dụng mỹ thuật vào thiết kế.

William Morris – huyền thoại trong lịch sử thiết kế nước Anh (Nguồn ảnh: Municipal Dreams)

Sự xuất hiện của phong trào thiết kế hiện đại (1900 – 1920)

Ở thời kì này, làn sóng thiết kế hiện đại đã có sự trỗi dậy mãnh liệt. Nổi bật nhất chính là sự xuất hiện của phong cách Tân hiện đại vào năm 1910. Phong trào này thúc đẩy thiết kế với ảnh chụp thay vì minh họa. Thời điểm này, chủ nghĩa hiện thực anh hùng cũng tác động đến xu hướng thiết kế. Phong trào này truyền tải thông điệp mạnh mẽ thông qua hình ảnh con người, nổi bật với bức “think Rosie the Riveter” – mô tả hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ.

Image result for think Rosie the Riveter
think Rosie the Riveter – bức tranh người phụ nữ mạnh mẽ và cứng cỏi đã trở nên vô cùng nổi tiếng (Nguồn ảnh: Medium)

Phong cách văn hóa Pop (1930 – 1970)

Phông chữ Times New Roman được sáng tạo ra bởi Stanley Morrison vào năm 1932. Phông chữ này đã xuất hiện lần đầu trên “Times of London”. Tám năm sau, phông chữ Sans serif cũng được ra đời. Năm 1957, Max Miedinger tạo ra phông Helvetica. Phông chữ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng và đặc biệt thịnh hành.

Phông chữ Helvetica làm mưa làm gió trong những năm 1930 – 1970 (Nguồn ảnh: Grafic Notes)

Năm 1959 đánh dấu sự kiện trọng đại – ấn phẩm đầu tiên của “Communication Arts” được xuất bản. Tạp chí trở thành chuẩn mực trong ngành, với nội dung bao gồm trưng bày những tác phẩm của các nhà thiết kế bậc nhất.

Image result for communication arts magazine
Tạp chí “Communication Arts” ra đời và trở thành chuẩn mực của ngành thiết kế lúc bấy giờ (Nguồn ảnh: Benny Small)

Sự phát triển công nghệ số (1990 – 2021)

Image result for grunge graphic design
Thiết kế kiểu Grunge phản ánh phong cách những năm 2000 (Nguồn ảnh: Kho Đồ Họa)

Phiên bản Adobe Photoshop đầu tiên được ra đời, trở thành khởi đầu cho cuộc cách mạng vĩ đại của ngành thiết kế đồ họa. Những năm 2000, thiết kế kiểu Grunge với những hình ảnh thô bạo, sử dụng texture để khắc họa ý nghĩ thô tục trở nên phổ biến.

Kể từ năm 2010, phong cách “phẳng” ứng dụng tính tối giản lên ngôi, có sức ảnh hưởng kéo dài đến tận bây giờ. 

Ứng dụng thiết kế đồ họa vào kinh doanh như thế nào cho hiệu quả?

Với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành thiết kế đồ họa, quả thật là uổng phí nếu các doanh nghiệp không biết cách ứng dụng chúng vào kinh doanh để thu hút khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Không chỉ là danh thiếp, tờ rơi, logo, trang web, bao bì và các sản phẩm tiếp thị khác, thiết kế đồ họa có thể mang đến cho doanh nghiệp của bạn nhiều giá trị hơn thế nữa.

Thiết kế đồ họa giúp khách hàng dễ nhận diện thương hiệu của bạn

Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn mới thành lập, rõ ràng sự hỗ trợ từ các công cụ tiếp thị như logo, danh thiếp là vô cùng quan trọng. Nếu các hình ảnh đó truyền tải một thông điệp tích cực, chúng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mang một bản sắc riêng biệt và có thể để lại ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Và nhà thiết kế đồ họa cần hiểu được điều này để càng trau chuốt bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Việc chọn lựa và kết hợp một cách cẩn thận các yếu tố như màu sắc, phông chữ và bố cục có thể tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Một bộ nhận diện đủ được thiết kế đủ tốt sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tích cực với doanh nghiệp của bạn (Nguồn ảnh: Song Linh Media)

Thiết kế đồ họa giúp bạn truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp

Làm thế nào để truyền đạt thông điệp kinh doanh đến khách hàng một cách hiệu quả luôn là các vấn đề đáng bận tâm của mỗi doanh nghiệp. Và trên thực tế thì, có thể ví truyền tải thông điệp thông qua thiết kế đồ họa là một loại hình nghệ thuật và các nhà thiết kế là các nghệ nhân tài ba. Bằng cách sử dụng phông chữ, màu sắc, hình ảnh, họ có thể gửi gắm thông tin mà một doanh nghiệp muốn truyền tải đến cho khách hàng. 

Để ví dụ, có thể thấy mỗi màu sắc được sử dụng trong bộ nhận diện doanh nghiệp lại truyền đến một ý nghĩa khác nhau cho khách hàng. Màu đỏ truyền thông điệp về năng lượng, tình yêu, màu xanh lá biểu thị sự phát triển và sức khỏe; màu tím đại diện cho sự tin cậy, ấm áp và màu xanh dương được dùng cho các hoạt động trí tuệ,… 

Màu sắc là “người chuyển phát thầm lặng” bức thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến cho khách hàng mục tiêu (Nguồn ảnh: Solution Group)

Thiết kế đồ họa giúp bạn mở rộng thị trường kinh doanh

Mỗi thị trường mục tiêu sẽ có thị hiếu khác nhau, dẫn đến những đòi hỏi về thiết kế sản phẩm, bao bì ở mỗi thị trường đều phải có sự khác biệt. Khi doanh nghiệp của bạn mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh, thiết kế đồ họa có thể giúp bạn tạo ra các sản phẩm khác nhau, kể cả ở địa phương hay toàn cầu. Thông qua việc nghiên cứu thị hiếu, các nhà thiết kế có thể tạo những bao gói, brochure phù hợp với những thị trường đó, từ đó giúp doanh  nghiệp của bạn có thể kinh doanh một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

Kết luận

Nhìn lại, ngành thiết kế đồ họa đã thật sự trải qua một chặng đường dài với rất nhiều biến động. Ở thời điểm hiện tại, thiết kế đồ họa không chỉ có ý nghĩa nghệ thuật mà còn được áp dụng vào các hoạt động kinh doanh. Gắn liền thiết kế với kinh doanh không chỉ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và thấu hiểu thông điệp từ doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu về chiến lược kinh doanh. Vì vậy, nếu muốn phát triển kinh doanh trong dài hạn, điều thiết yếu chính là tìm cách áp dụng những xu hướng thiết kế đồ họa đương thời vào các ấn phẩm kinh doanh của mình.

Nguồn tham khảo: iDesign & Brands Vietnam

Biên tập: Cát Tường