Định hình phong cách tối giản — ECH Creative Agency

Định hình phong cách tối giản

Định hình phong cách tối giản

Định hình phong cách tối giản 2082 1328 ECH Creative Agency

Cụm từ “less is more” (tạm hiểu nôm na là càng ít thì càng nhiều) thường được biết đến rộng rãi thông qua chủ nghĩa / trường phái tối giản (minimalism) . 

Cho dù bạn đang làm trong bất cứ lĩnh vực nào thì minimalism đều có rất nhiều lợi thế. Nhắc về lối sống – tư tưởng sống, cá nhân Roy nghĩ, thời gian dịch COVID-19 vừa qua như một cơ hội để mọi người “refresh”, nhìn nhận và hướng vào bên trong nhiều hơn. Thay vì chọn cách phong cách xa hoa theo chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại (consumerism), trái ngược với minimalism, thì thời đại bây giờ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm hội tủ đủ 3 tiêu chí: đơn giản – tiện dụng – giá cả hợp lý. Ba tiêu chí này cũng đồng nhất với minimalism, nhấn mạnh vào yếu tố được Roy tóm gọn trong 3 chữ “vừa – đủ – tốt.”

VỪA = không nhấn mạnh vào số lượng mà tập trung vào chất lượng ở một mức VỪA phải,chữ vừa cũng có thể nghĩ ngay đến: màu sắc vừa phải, chất liệu vừa phải, giá thành vừa phải,…

ĐỦ = giới hạn trong cách suy nghĩ và hành động, biết thể nào là ĐỦ đầy, đủ còn có thể hiểu là không thiếu, không dư thừa

TỐT = tốt từ bên trong lẫn bên ngoài, như cách các cụ thường bảo: “TỐT gỗ hơn tốt nước sơn”, tốt cũng có hiểu là sản phẩm chất lượng tốt, giá tốt, thiết kế tốt,…

Lấy ví dụ đại diện là MUJI, một brand có nguồn gốc đến từ Nhật Bản, chuyên sản xuất và bán lẻ những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống treo triết lý sống tối giản (minimalism). Hội tụ đầy đủ 3 từ “vừa – đủ – tốt” theo triết lý tối giản.

Bản chất của thương hiệu này nằm ở sự đơn giản (simplicity), MUJI trong tiếng Nhật, được dịch là “hàng chất lượng, không thương hiệu”, nghĩa là không có thương hiệu / thương hiệu, thoạt đầu nghe có vẻ hơi ngược đời nhưng mấu chốt nằm ở chỗ các thông tin thương hiệu như logo, thông tin quảng bá thương hiệu đều được ẩn danh – không xuất hiện trên sản phẩm của họ, thậm chí tối giản cả về phần nhãn mác, bao bì sản phẩm. Dưới góc độ chuyên môn, Roy đánh giá đây là một chiến lược khó giống ai, và tất nhiên là không phải ai cũng phù hợp và ứng dụng được. Nói một cách khác, họ chỉ tập trung xây dựng thương hiệu bằng cách tập trung vào chất lượng trong sản phẩm, xây dựng những trải nghiệm của khách hàng tuyệt vời, và giá cả phải chăng.

Ý nghĩa của minimalism trong design mà Roy có thể đúc kết được như

  1. Thanh lọc sự thừa thãi 
  2. Triết lý “less is more” -> nhấn mạnh chất lượng hơn số lượng
  3. Phát huy tối đa điểm mạnh + giá trị cốt lõi
  4. Tập trung vào ý nghĩa và từng chi tiết
  5. Bớt phô diễn các hình thức bên ngoài -> từ đó giúp tránh lãng phí tài nguyên
1- THANH LỌC SỰ THỪA THÃI

Đúng như Steve Jobs từng nói: “Simplicity is the ultimate sophistication” (tạm dịch: đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế), thách thức của chúng ta là thanh lọc sự thừa thãi để trở về tính đơn giản như thế nào, minimalism cũng được xem là một phương pháp có thể áp dụng được lẫn trong cuộc sống và công việc hằng ngày, giúp cuộc sống trở nên đơn giản và tinh tế hơn. 

Để lọc những tạp chất, những ý niệm sai lầm và cũ kỹ mà chúng ta phải đối mặt, việc cần làm là tự làm mới mỗi ngày và nhận biết rõ đâu là những chi tiết dư thừa cần được loại bỏ, đâu là những thứ thực sự tốt mà chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy. Trong thiết kế và xây dựng thương hiệu, sự thừa thải chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất / mức độ hiệu quả, gây mất tập trung và giá trị cốt lõi. Chính vị thế, tối giản là phương thuốc hữu hiệu để giải quyết những vấn đề thừa thãi.

2- NHẤN MẠNH CHẤT LƯỢNG HƠN SỐ LƯỢNG

Suy cho cùng, chất lượng trong từng sản phẩm là thước đo cho sự tập trung vào giá trị cốt lõi mà đội ngũ sáng lập thương hiệu mong muốn xây dựng, cho dù bạn có một “chiếc áo” thật đẹp, thật xa hoa và lộng lẫy, nhưng với chất lượng sản phẩm không cao thì khách hàng cũng sẽ sớm quay lưng lại với bạn và chọn những sản phẩm khác có giá thành và chất lượng sản phẩm / dịch vụ tốt hơn.

Thương hiệu và chất lượng sản phẩm là hai yếu tốt dễ đồng nhất hàng đầu.

3- PHÁT HUY TỐI ĐA ĐIỂM MẠNH & GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Đã bao giờ bạn tự hỏi? Điểm mạnh trong sản phẩm / thương hiệu mà bạn sẽ và đang xây dựng là gì? Giá trị cốt lõi mà bạn đang mong muốn xây dựng và truyền tải đến khách hàng và đội ngũ nhân viên của bạn là gì? Để trả lời cho những câu hỏi như vậy, chúng ta cần thời gian để nghiên cứu và đúc kết những giá trị sâu bên trong, tìm đến những chuyên gia để nghe họ tư vấn và đưa ra một số chiến lược / định hướng phù hợp để phát triển thương hiệu. Để phát huy tối đa điểm mạnh và giá trị cốt lõi, minimalism cũng là một phong cách phù hợp để bạn giữ được sự tập trung.

4- TẬP TRUNG VÀO Ý NGHĨA VÀ TỪNG CHI TIẾT

Hai ý này hoàn toàn khác nhau nhưng lại có nét tương đồng. Ý nghĩa ở đây có thể hiểu là ý nghĩa của thương hiệu (brand stories), ý nghĩa của từng sản phẩm thuộc về thương hiệu. Bên trong đó là những chi tiết nhỏ mà khách hàng / người tiêu dùng có thể cảm nhận được. 

5- TRÁNH LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN

Hạn chế phô diễn các hình thức bên ngoài, có chọn lọc những thói quen và hành động, dẫn đến việc tối ưu, hạn chế việc lãng phí tài nguyên như tiền bạc, thời gian, con người,… Để làm được việc này, bạn cần back lại về ý số 1 -> 4 mà Roy có đề cập trước.

Tác giả: Roy Vũ – Founder / Creative Director of ECH Creative Agency