Làm gì khi thương hiệu của bạn không còn phù hợp với mô hình kinh doanh? — ECH Creative Agency

Làm gì khi thương hiệu của bạn không còn phù hợp với mô hình kinh doanh?

Làm gì khi thương hiệu của bạn không còn phù hợp với mô hình kinh doanh?

Làm gì khi thương hiệu của bạn không còn phù hợp với mô hình kinh doanh? 1880 1256 ECH Creative Agency

Trong kinh doanh, việc sản sinh lợi nhuận luôn là kim chỉ nam định hướng hoạt động của các doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, khi doanh nghiệp không còn phát triển và việc kinh doanh không còn mang lại lợi nhuận, sẽ là lúc doanh nghiệp buộc phải thực hiện các chính sách thay đổi. Một trong các giải pháp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là thay đổi mô hình kinh doanh. Và điều gì sẽ xảy ra khi thương hiệu của doanh nghiệp trở nên không còn phù hợp với mô hình kinh doanh?

Khi thương hiệu của bạn không còn phù hợp với mô hình kinh doanh

Bởi mô hình kinh doanh là một bản mô tả cách doanh nghiệp cạnh tranh, sử dụng nguồn lực, giữ quan hệ với khách hàng để có thể tồn tại cũng như phát triển. Việc thay đổi mô hình kinh doanh chính vì vậy cũng sẽ làm thay đổi cục diện hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đổi mới mô hình kinh doanh có thể dẫn đến sự không tương thích với thương hiệu cũ. Khi cách thức hoạt động của bạn thay đổi, có nghĩa là sứ mệnh, tầm nhìn, thông điệp cũng được làm mới, từ đó gây ra sự mâu thuẫn với thương hiệu ban đầu. Lúc này, giải pháp phù hợp nhất chính là tiến hành làm mới thương hiệu của bạn. 

Có bốn lý do khiến doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh: 

(1) Khi bạn không thể tiếp cận đủ số lượng khách hàng mục tiêu; 

(2) Khi mục tiêu của bạn không rõ ràng hoặc thiếu tập trung; 

(3) Khi thị trường thay đổi;

(4) Khi doanh nghiệp của bạn không hề phát triển. 

Việc thay đổi mô hình kinh doanh cần được thực hiện song song với làm mới thương hiệu doanh nghiệp (Nguồn ảnh: iCharts)

Làm mới thương hiệu – Rebranding

Làm mới thương hiệu là quá trình doanh nghiệp tạo ra tên, biểu tượng, cũng như thiết kế mới cho thương hiệu của mình hoặc những liên kết mới với thương hiệu đã có nhằm để phát triển định vị thương hiệu mới trong tâm trí của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Đây không chỉ là thay đổi hình ảnh thương hiệu, đây còn là chiến lược để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi bộ cánh hiện tại đã không còn phù hợp với phong cách, diện mạo cần có của doanh nghiệp, đã đến lúc bạn phải thực hiện làm mới thương hiệu nếu không muốn trở nên lạc hậu và bị tụt lại phía sau.

Để làm mới thương hiệu, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng

Để bắt đầu công cuộc làm mới thương hiệu, bạn cần thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng thương hiệu của bạn để xác định vấn đề cũng như mục tiêu làm mới thương hiệu, từ đó có cơ sở cho việc nghiên cứu.

Tiếp đó, nghiên cứu là công việc cần thiết để có thể hiểu rõ không chỉ hiện trạng thương hiệu mà còn cả khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để làm tiền đề xây dựng chiến lược thương hiệu.

Bước 2: Đề xuất các chiến lược về thương hiệu

Từ kết quả của giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ đề xuất một chiến lược thương hiệu gồm có các vấn đề cốt lõi của xây dựng thương hiệu: kiến trúc thương hiệu, nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện cốt lõi

Dựa trên chiến lược thương hiệu, bạn cần thiết lập các yếu tố nhận diện cốt lõi bao gồm: tên thương hiệu, màu sắc, logo, slogan, chỉ dẫn nhận diện thương hiệu. Chúng sẽ đảm bảo việc định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.

Bước 4: Hoàn thiện phủ sóng hệ thống nhận diện

Lúc này, doanh nghiệp cần nỗ lực để hoàn thiện và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu được đồng bộ và nhất quán, đáp ứng mọi yêu cầu đa dạng trong việc truyền thông của các lĩnh vực kinh doanh.

Bước 5: Đề xuất các chiến lược để truyền thông cho thương hiệu mới

Cuối cùng, để giúp thương hiệu mới có thể tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu, việc thiết yếu cần làm chính là xây dựng nên chiến lược truyền thông hiệu quả.

Apple – Một trường hợp thay đổi mô hình kinh doanh và tái tạo thương hiệu thành công

Apple vốn dĩ đã từng ở bờ vực phá sản bởi họ bị bỏ lại trên đường đua khốc liệt giữa các công ty công nghệ hàng đầu như Dell, HP và IBM. Vào lúc đó, Steve Jobs quyết định thực hiện xác định lại thương hiệu Apple. Thay vì chỉ quảng cáo rằng sản phẩm của họ tốt như thế nào, Steve Jobs chọn tập trung đánh mạnh vào tính cách của khách hàng mục tiêu. Họ đã làm mới khẩu hiệu và logo từ quả táo có màu cầu vồng thành quả táo đơn sắc ngày nay. Sự thay đổi này đã đánh đúng vào thị hiếu khách hàng của họ, từ đó cứu Apple khỏi nguy cơ phá sản và dần đưa họ đến với những thành công không tưởng cùng ngai vàng trong ngành công nghệ.

Bằng sự thay đổi “màu sắc quả táo”, Apple đã có cú chuyển mình ngoạn mục từ kẻ phá sản trở thành ông vua ngành công nghệ (Nguồn ảnh: Liquid Creativity)

Kết luận

Khi kết quả hoạt động đã không hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc việc thay đổi mô hình kinh doanh. Đi kèm với sự thay đổi nội bộ đó, chính là làm mới thương hiệu – phương tiện truyền thông ra bên ngoài về sự thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình đổi mới, bởi khách hàng có thể phản ứng ngược nếu một ngày bạn bất chợt trở nên quá lạ lẫm. Vì vậy để có được một cuộc “cách tân” cho doanh nghiệp hiệu quả, cũng như đưa doanh nghiệp đến vị thế dẫn đầu, doanh nghiệp cần thực hiện việc thay đổi mô hình kinh doanh cũng như làm mới thương hiệu thật thông minh và cẩn thận.

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding, Vietnambiz, DUE

Biên tập: Cát Tường