Lựa chọn tên thương hiệu sai có thể đánh chìm con tàu của bạn trước khi bạn ra khơi.
Như bạn đã biết, chúng ta đang sống trong thời đại thời đại công nghệ, nơi mọi ý tưởng mới sản sinh trong từng phút – từng giây. Chính vì vậy, không dễ dàng để tìm được một thương hiệu có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí, chỉ cần một phút nản lòng mà bạn chấp nhận một lựa chọn sai tên thương hiệu có thể khiến chúng ta gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian để quay về vạch xuất phát ban đầu. Trong khi đó, với thương hiệu sở hữu tên công ty hoặc sản phẩm đủ sức hấp dẫn thường nắm trong mình phần thắng ngay từ lúc mới sinh sôi.
Để tìm kiếm cho mình một tên thương hiệu, bạn có thể tham khảo quy trình các bước bên dưới.
Bước 1. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng thương hiệu sẵn sàng giúp bạn tìm ý tưởng và đề xuất những cái tên phù hợp nhất. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào ngân sách và sự sẵn sàng sự để đầu tư vào công đoạn này.
Các branding agency hiện nay rất đa dạng, họ có thể cung cấp nhiều dịch vụ dựa trên những kiến thức / kinh nghiệm trong việc tư vấn và xây dựng nền tảng thương hiệu dưới góc độ chuyên gia. Đừng ngần ngại đầu tư công đoạn này nếu bạn chỉ mạnh về bán hàng hoặc phát triển sản phẩm.
Bước 2. Xác định mục tiêu cho tên thương hiệu
Giữ cho thương hiệu của bạn được nhất quán là chìa khoá dẫn đến thành công. Các mục tiêu / thuộc tính được xác định ban đầu cũng giúp thương hiệu được định vị ở mức căn bản và tạo thuận tiện trong việc thiết kế hình ảnh nhận diện. Quyết định chính xác những gì bạn muốn truyền đạt cho khách hàng tiềm năng. Nó phải liên quan đến những gì bạn làm và cách bạn làm điều đó. Điều gì khiến bạn nổi bật so với các doanh nghiệp khác?
Bước 3. Suy nghĩ về các tên khác nhau
Những tên thương hiệu tốt nhất gợi lên một kết nối cảm xúc và đồng thời truyền đạt thông tin logic. Hãy thử động não từ các góc độ khác nhau. 10 – 30 – 50 hoặc hơn là những cái tên khác nhau được liệt kê khi tham gia brainstorm tại các studio. Với nhiều ý tưởng khác nhau sẽ giúp bạn lựa chọn đâu là cái tên phù hợp nhất.
Bước 4. Kiểm tra tính bản quyền nhãn hiệu
Đơn giản là có rất nhiều nhãn hiệu đang tồn tại mà bạn sẽ phải kiểm tra để đảm bảo rằng nhãn hiệu bạn đang hình dung đã được sử dụng hay chưa.
Một số công ty xây dựng thương hiệu có kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính bản quyền trên nhiều network và search engine khác nhau ở phạm vị toàn thế giới.
Bước 5. Tạo hình ảnh thương hiệu cho từng ý tưởng
Khi bạn đã quyết định một vài lựa chọn khác nhau, hãy thử hình dung hoặc nếu không bạn có thể liên hệ với các công ty xây dựng thương hiệu để tạo hình ảnh trực quan cho từng tên thương hiệu. Khi bạn đã quyết định một vài lựa chọn khác nhau, hãy thử hình dung hoặc nếu không bạn có thể liên hệ với các công ty xây dựng thương hiệu để tạo hình ảnh trực quan cho từng tên thương hiệu.
Bước 6. Đưa ra quyết định cuối cùng
Công đoạn khó nhất là đưa ra quyết định cuối cùng. Nhiều tiêu chí được đặt ra ở đây như tính dễ nhớ, tính ứng dụng, tính phù hợp với sản phẩm, tính phù hợp với chân dung khách hàng,… đều được cân nhắc kỹ lưỡng.
Thông thường, để đi đến quyết định cuối cùng, chủ nhật thường sẽ căn cứ vào các số liệu do nhiều người bình chọn (lý tính), hoặc căn cứ vào cảm nhận của cá nhân và những người làm cùng (cảm tính).
Sau khi xác định tên thương hiệu mới, bạn nên kết hợp chiến lược đặt tên thương hiệu của mình với chiến lược marketing để thu hút đám đông, tạo hiệu ứng “desirable effects”.
Bước 7. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức. Việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ tránh được những rắc rối về sau, nhất là khi thương hiệu được nhiều người biết đến.
Tóm lại, thương hiệu thường bao hàm trong đó rất nhiều yếu tố như tên, hình ảnh, chiến lược, các sản phẩm của công ty,.. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể nghe hoặc nhìn thấy những điều đó và ngay lập tức bạn sẽ biết thương hiệu thực sự đại diện cho điều gì.