Tại sao Starbucks thất bại khi thâm nhập thị trường Úc? — ECH Creative Agency

Tại sao Starbucks thất bại khi thâm nhập thị trường Úc?

Tại sao Starbucks thất bại khi thâm nhập thị trường Úc?

Tại sao Starbucks thất bại khi thâm nhập thị trường Úc? 1880 1253 ECH Creative Agency

Starbucks là một chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng và đã có mặt ở rất nhiều nước trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, ở thị trường Úc, Starbucks không thành công đến như vậy. Hãng thậm chí đã nếm trải một thất bại nặng nề với tổn hại lên đến 105 triệu đô la. 

Vậy đâu là nguyên nhân đằng sau câu chuyện này? Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Mở rộng chi nhánh quá nhanh

Hãng đã mở cửa 87 cửa hàng ngay khi tiến vào thị trường Úc. Một thời gian ngắn sau, hãng phải đóng cửa 75 cửa hàng trong số đó. Starbucks đã không cho người Úc cơ hội làm quen và phát triển sự trung thành với thương hiệu. Việc chưa xây dựng được một lượng lớn fan nội địa mà đã mở nhiều chi nhánh sẽ dễ dẫn đến thua lỗ. 

Starbucks đã mở rộng chi nhánh quá nhanh ngay cả khi chưa có được một lượng fan trung thành

2. Không hiểu tâm lý khách hàng

Đối với người Úc, cà phê là một trải nghiệm, và họ có xu hướng quen biết cũng như gắn bó với các chủ cửa hàng cà phê địa phương. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cà phê là một loại sản phẩm của Starbucks. Hãng càng gặp bất lợi khi là một chuỗi cửa hàng nước ngoài thiếu vắng mối quan hệ cá nhân với dân nội địa.

Quan điểm về cà phê của người Úc khác với Starbucks, do đó việc hãng áp dụng mô hình kinh doanh hiện tại vào thị trường này là không phù hợp

3. Không điều chỉnh sản phẩm theo khẩu vị địa phương

Starbucks đã cho rằng người Úc cũng thích đồ uống có đường như người Mỹ, và dĩ nhiên đây là một sai lầm lớn. Thực đơn của Starbucks quá ngọt so với khẩu vị của người địa phương, chưa kể giá cả cùng đắt đỏ. Điều đó càng làm người Úc xa lánh Starbucks hơn nữa. 

Starbucks đã không nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng, để rồi cung cấp cho khách hàng một thực đơn trái với khẩu vị của họ

4. Chịu tác động bởi cuộc suy thoái kinh tế

Trong những năm đầu Starbucks thâm nhập thị trường Úc, một cuộc suy thoái kinh tế cũng đã diễn ra trên toàn thế giới. Bản thân nước Úc cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng từ cuộc suy thoái này. Do đó, kể cả khi Starbucks có đủ nguồn lực để tự duy trì thì sức mua của khách hàng nội địa cũng đã sụt giảm, khiến họ càng e dè chi tiền cho một thương hiệu mới hơn. 

Cuộc suy thoái kinh tế cũng khiến người Úc bị sụt giảm sức mua, vì vậy họ càng e dè chi tiền cho một thương hiệu mới

5. Cạnh tranh từ đối thủ

Gloria Jean’s Coffees là một thương hiệu cà phê khác cũng đến từ Mỹ, nhưng lại hoạt động rất ổn định ở Úc. Lý do có lẽ là vì thương hiệu này đã nhờ hai người Úc nhượng quyền – những người có đủ hiểu biết về thị trường nội địa. Sản phẩm của họ cũng được “Úc hóa” ngay từ đầu.

Một thương hiệu cà phê nước ngoài khác lại làm ăn rất ổn định ở Úc là nhờ việc bản địa hóa sản phẩm từ đầu

Kết luận

Từ câu chuyện của Starbucks, chúng ta rút ra được hai bài học đáng chú ý. Đầu tiên là hãy phát triển chậm mà chắc. Thay vì từ từ thâm nhập thị trường Úc và đảm bảo một chỗ đứng vững chắc, hãng lại vội vàng mở ra cùng lúc quá nhiều cửa hàng ngay cả khi vẫn chưa có được sự chấp nhận của khách hàng. Thứ hai, cần phải hiểu khách hàng mục tiêu của mình. Starbucks đã áp dụng mô hình kinh doanh hiện tại của hãng vào thị trường Úc mà chưa hề nghiên cứu thị trường và khách hàng kỹ lưỡng. Họ không biết chính xác khách hàng muốn gì, do đó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây sẽ là những lời khuyên bổ ích cho các thương hiệu khi thực hiện thâm nhập thị trường.