Xây dựng thương hiệu mạnh nhờ phong cách tối giản (minimalism) — ECH Creative Agency

Xây dựng thương hiệu mạnh nhờ phong cách tối giản (minimalism)

Xây dựng thương hiệu mạnh nhờ phong cách tối giản (minimalism)

Xây dựng thương hiệu mạnh nhờ phong cách tối giản (minimalism) 1068 591 ECH Creative Agency

Chủ nghĩa tối giản có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi ngóc ngách của thị trường. Với kiểu dáng đẹp, tinh tế và công phu, thương hiệu tối giản đã trở thành xu hướng thiết kế phổ biến và có sức hút nhất hiện nay. Từ những tên tuổi lớn như Apple cho đến các hoạt động truyền thống nhỏ, chủ nghĩa tối giản đã ghi dấu ấn và tiếp tục phát triển rộng rãi.

Tuy nhiên, việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản có thể sẽ mất khá nhiều thời gian và khó xác định hơn lối thiết kế thương hiệu truyền thống. Cần phải có sự thấu hiểu và lựa chọn cẩn thận nét cá tính thương hiệu để phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm sao để xây dựng thương hiệu mang phong cách tối giản, và từ đó nâng cấp sức mạnh của thương hiệu lên tầm cao mới.

Quy tắc số 1: Nếu không có gì bị lỗi, đừng cố tình thiết kế lại

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi này? Nguồn ảnh: lucidpress

Hãng thời trang Gap đã bỏ ra 100 triệu đô la để thay đổi logo và cái kết thật bất ngờ là họ đã phải quay trở lại thiết kế ban đầu sau khi đã “nếm mùi” thất bại và chỉ trích từ cộng đồng.

Bài học ở đây là gì? Nếu bạn đã có một thương hiệu đang hoạt động rất tốt và không có lý do nào đủ thuyết phục để thay đổi thì hãy giữ nguyên mọi thứ, đừng thay đổi gì cả.

Thương hiệu (hay bộ nhận diện thương hiệu của bạn) chỉ cần phải thay đổi khi nhận thức về nó trên thị trường còn không phù hợp với những gì bạn làm, những gì khách hàng cần và những giá trị mà bạn đang theo đuổi.

Quy tắc số 2: Đặt giá trị của bạn lên hàng đầu

Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu nói về những nội dung trực quan như phông chữ, màu sắc, hình ảnh, v.v., bạn cần ghi lại những giá trị doanh nghiệp của mình trên một tờ giấy.

Về bản chất, đây là đặc điểm nhận dạng của một thương hiệu: các giá trị từ hình ảnh, đại diện cho thương hiệu và doanh nghiệp của bạn.

Do đó, mọi thứ cần phải có ý nghĩa và đại diện cho thương hiệu của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách trả lời một số câu hỏi đơn giản như:

  • Giá trị kinh doanh mà bạn có thể cung cấp, và đang theo đuổi là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn có những giá trị nào mà bạn không muốn liên kết?
  • Bạn muốn mọi người nhắc đến doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình như thế nào?

Trả lời những loại câu hỏi đó sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn về các khía cạnh trực quan của thương hiệu.

Ví dụ: nếu bạn muốn thương hiệu của mình được nhận định mạnh mẽ, nam tính thì bạn sẽ không sử dụng phông chữ xoắn, gợn sóng. Nếu bạn muốn dịch vụ của mình được coi là đơn giản và đúng trọng tâm, bạn sẽ không muốn sử dụng hình ảnh màu mè, hoa văn sặc sỡ. Khi bạn đã có ý niệm về những giá trị đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều để nói liệu một ý tưởng trực quan có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Quy tắc số 3: Sự đơn giản là chìa khóa

Tại sao phải bận tâm khi bạn có thể giữ cho quy trình đơn giản hết mức có thể?

Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng công ty đã lãng phí hàng tuần hoặc hàng tháng, thậm chí nhiều năm, ám ảnh bởi những chi tiết nhỏ của thương hiệu.

Nhận thức về thương hiệu, cũng giống như bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác, là vô cùng chủ quan. Cần hiểu rằng những thành viên trong nhóm của bạn nhất định sẽ có một vài ý tưởng mà bạn không có, và quá trình brainstorm sẽ diễn ra mượt mà, nhanh chóng nếu tất cả các thành viên đều có quyền đóng góp và nêu lên ý kiến của mình.

Quy tắc số 4: Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu (và các yếu tố nhận diện), cần dành thời gian đào sâu và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Tại sao? Bởi vì rất nhiều doanh nghiệp đã lao vào, tạo ra một thương hiệu mà họ yêu thích, chỉ để nhận ra rằng nó trông giống đối thủ một cách đáng thất vọng.

Cân nhắc việc đánh dấu zagging ở những nơi mà các thương hiệu khác đã “đóng dấu chủ quyền”. Nếu mọi thương hiệu trong ngành của bạn đều có màu xanh lam, hãy chọn một màu khác dễ nhớ hơn và “sở hữu” màu sắc đó.

Xem xét các đối thủ cạnh tranh sớm trong quá trình này là một cách dễ dàng để định hướng hình ảnh thương hiệu của bạn và các yếu tố liên quan sau này; cũng như cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những tuyến đường cần lược bỏ và những con đường nào để khám phá.

Kết luận

Thương hiệu cần phải trở thành một yếu tố khác biệt lớn. Thế nhưng, bất kể bạn tiếp cận đối tượng theo cách nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là bạn phải giữ vững vị thế trên thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào bẫy khi quá chìm đắm vào công việc trau chuốt nhận diện thương hiệu đến nỗi toàn bộ dự án trở thành một nền kinh tế giả, khiến họ phải trả một cái giá rất đắt. Hãy giữ cho quá trình ra quyết định của bạn nhanh chóng, trung thực và không có quá nhiều tính cá nhân nằm trong đó và dự án xây dựng và thiết kế nhận diện thương hiệu của bạn sẽ thành công rực rỡ.

Nguồn: lucidpress