Có nhiều lý do tại sao một doanh nghiệp lại cân nhắc việc tái cấu trúc thương hiệu. Trong hầu hết các trường hợp thì nguyên nhân đều bắt nguồn từ nhu cầu tái định vị thương hiệu trên thị trường. Việc tái cấu trúc thương hiệu có thể đơn giản như việc hợp nhất hai công ty hoặc phức tạp như việc thay đổi toàn bộ tệp đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Dẫu với lý do gì, bạn sẽ phải đối mặt với bài toán làm thế nào để tái cấu trúc thương hiệu mà vẫn đảm bảo đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn.
Nhằm giúp quý doanh nghiệp có được lộ trình phù hợp cho một bước “chuyển mình” thành công, trong bài viết dưới đây ECH sẽ đề cập đến 8 bước quan trọng trong quá trình tái cấu trúc cho thương hiệu của bạn.
1. Bắt đầu bằng việc hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào thực hiện tái cấu trúc thương hiệu, trước hết cần phải hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty.
Bạn hãy thử xem xét và đánh giá lại điều gì làm cho công ty của bạn trở nên đặc biệt. Tại sao công ty của bạn tồn tại, và những giá trị nào là cần thiết?
Thông điệp mà thương hiệu của bạn muốn truyền tải là gì? Từ ngữ, tông giọng mà bạn sử dụng cho thương hiệu của mình có (còn) phù hợp với thông điệp của bạn?
Những câu hỏi này chính là nền tảng giúp bạn có cơ sở vững chắc trong quá trình tái cấu trúc và xây dựng thương hiệu mới. Không có thương hiệu nào có thể thành công nếu không đảm bảo thấu hiểu những điều cốt lõi này.
2. Có một chiến lược xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh phù hợp với thương hiệu hiện có của bạn
Mặc dù sẽ đơn giản hơn cả nếu bạn vứt bỏ mọi thứ và làm lại lại từ đầu, tuy nhiên nhiều công ty không có đủ nguồn lực để bắt đầu với một chiến lược mới hoàn toàn.
Nếu bạn đang thực hiện đổi mới một phần thương hiệu, hãy quan tâm đến lượng tài sản thương hiệu hiện có (và khả dụng) khi xây dựng chiến lược mới cho thương hiệu của mình. Bạn cần đảm bảo rằng việc tái cấu trúc sẽ giúp thương hiệu tồn tại một cách toàn diện, bao gồm cả những yếu tố vốn đã có sẵn. Vì vậy hãy chắc chắn rằng mọi sự thay đổi về thương hiệu của bạn đều phù hợp với các yếu tố thương hiệu mà bạn đang có ở hiện tại.
3. Cân nhắc đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu và cả đối thủ cạnh tranh của bạn
Trước khi tiến hành tái cấu trúc thương hiệu, hãy thực hiện một vài thẩm định cần thiết đối với các bên liên quan.
Chẳng hạn như nghiên cứu những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và xác định những điểm khiến bạn trở nên nổi bật so với họ. Bạn cũng có thể kiểm tra những gì đang thịnh hành (và những gì không) trong thị trường mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Cần biết điều gì là hợp thời và đảm bảo rằng bạn sẽ áp dụng một (hay nhiều) xu hướng phù hợp cho công ty của mình.
Ngoài ra, hãy đảm bảo thường xuyên kiểm tra hiệu quả của quá trình xây dựng lại thương hiệu đối tượng khách hàng cũng như thị trường mục tiêu của bạn.
4. Xem xét ý tưởng đến từ nội bộ
Thương hiệu của bạn chính là tài sản quan trọng nhất của công ty, nhưng cũng có giá trị không kém là những người giúp phát triển doanh nghiệp của bạn mỗi ngày. Chiến lược tiếp thị của bạn nên tính đến những người đó – là bộ mặt và tiếng nói đại diện cho thương hiệu của bạn đối với khách hàng.
Hãy cho nhân viên của bạn quyền được đóng góp, vì biết đâu những ý tưởng hay nhất và phản hồi có giá trị nhất đôi khi lại đến từ các phòng ban mà bạn thậm chí có thể không ngờ tới?
5. Đặt lại tên cho thương hiệu
Thay đổi tên là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Việc thay đổi tên không chỉ tác động về phía bạn, mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và các bên liên quan. Bởi khách hàng vốn đã quen với thương hiệu cũ của bạn, tuy nhiên bây giờ họ được yêu cầu xóa bỏ những hiểu biết đó để bắt đầu làm quen với một thương hiệu mới, quả là một công việc không hề dễ dàng. Chính vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng thông điệp, sứ mệnh cũng như giá trị của thương hiệu, và đồng thời lường trước phản ứng của khách hàng, để tạo ra một cái tên mới thật phù hợp.
Ngoài ra, hãy xem xét sửa đổi cả khẩu hiệu nếu bạn đổi tên doanh nghiệp của mình. Khẩu hiệu cần phải truyền đạt cho khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng những gì làm cho bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh cũng như điều gì là trọng tâm đối với thương hiệu của bạn. Khẩu hiệu doanh nghiệp là một phần quan trọng trong nhận diện thương hiệu và nó có thể giúp bạn tận dụng tâm lý tiếp thị để giúp mọi người yêu thích thương hiệu.
6. Xây dựng lại bản sắc thương hiệu
Khi tái cấu trúc thương hiệu, bạn có thể phân vân về việc giữ lại hay loại bỏ một số yếu tố thương hiệu cũ như biểu trưng, bảng màu thương hiệu, v.v.
Đôi khi, việc giữ lại chúng là thích hợp. Nhưng một chiến lược thương hiệu tốt cần phải đánh giá đầy đủ tính cũ – mới và quyết định xem liệu các yếu tố thương hiệu cũ có nên được giữ lại, điều chỉnh hay loại bỏ để tạo ra một thương hiệu có sức tác động mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố chính tạo nên bản sắc thương hiệu bao gồm: logo, trang web, danh thiếp, bao bì sản phẩm, hình minh họa, thiết kế email,… Xây dựng lại bản sắc thương hiệu đồng nghĩa với việc bạn cần tạo ra sự thay đổi đồng nhất đối với tất cả các yếu tố này. Nhờ đó, chúng có thể tạo ra sự nhất quán và giúp công ty của bạn có được một sự hiện diện thống nhất.
7. Quản lý thương hiệu một cách cẩn thận
Tái cấu trúc thương hiệu là một quá trình phức tạp và kéo dài. Nếu chiến lược thương hiệu không được thiết lập cẩn thận, quy trình được quản lý tốt và chiến lược tiếp thị mạnh mẽ trên tất cả các kênh, việc tái cấu trúc thương hiệu có thể nhanh chóng đi chệch hướng và tác động tiêu cực đến thị phần cũng như hoạt động của doanh nghiệp của bạn.
Vì vậy, để giảm thiểu những tình huống không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch thương hiệu thật chu đáo và chi tiết.
8. Ra mắt thương hiệu mới của bạn với cả thế giới
Hãy đảm bảo rằng bạn đã lập một kế hoạch chỉn chu cho việc ra mắt thương hiệu mới và chuẩn bị những lý do tại sao bạn “tân trang” thương hiệu. Bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn của khách hàng nếu buổi ra mắt được lên kế hoạch cẩn thận với đầy đủ lời giới thiệu cũng như giải thích câu chuyện đằng sau việc tái cấu trúc thương hiệu.
Việc mang đến cho khách hàng một câu chuyện (mà họ có thể theo dõi để hiểu lý do tại sao bạn thay đổi thương hiệu) sẽ có tác dụng khơi gợi sự đồng cảm và mong muốn đồng hành cùng bạn từ phía khách hàng trên con đường “làm mới” thương hiệu, đồng thời tăng cường khả năng ghi nhớ cũng như khơi dậy lòng trung thành.
Kết luận
Tái cấu trúc thương hiệu doanh nghiệp có thể là một cách tuyệt vời để mở rộng sứ mệnh, tầm nhìn và phạm vi của công ty. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều cần thực hiện việc này. Đây có thể là một quá trình tốn kém nguồn lực và không phải lúc nào cũng là phương pháp khắc phục vấn đề tốt nhất — đặc biệt nếu một doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. Trước khi đưa ra quyết định thay đổi thương hiệu, bạn nên đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ có đủ phương tiện, nguồn lực và thời gian để thực hiện việc này mà còn có thể cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng hiện tại đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.
Tìm hiểu thêm về tái cấu trúc thương hiệu tại đây.
Nguồn tham khảo: Crowdspring
Biên tập: Cát Tường